↧
Đề thi thử thpt quốc gia 2020 môn Toán có hướng dẫn giải
Đề thi thử thpt quốc gia 2020 môn Toán có hướng dẫn giải cả 50 câu trắc nghiệm Toán. Đề thi do giáo viên tổ toán trường THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc biên soạn. Tài liệu được trình bày đẹp bằng LaTex.
TheoYên Lạc 2. Người đăng: Dịu Nguyễn.
↧
Chứng minh π (pi) là một số vô tỉ bằng phương pháp phản chứng
Việc chứng minh π (pi) không phải là số hữu tỷ là do J.H. Lambert tìm ra vào năm 1768, tức là khoảng 2000 năm sau khi Archimedes ước lượng được giá trị của số π. Ngoài Lambert, có nhiều nhà toán học đã đưa ra những chứng minh khác nhau như: Hermite, Cartwright, Niven, Bourbaki, Laczkovich,...
Bài này sẽ đăng chứng minh π là một số vô tỉ bằng phản chứng của nhà toán học Ivan Niven (người Mỹ gốc Canada, 1915-1999). Chứng minh của ông đăng trên các tạp chí toán vào năm 1947.
Bài này sẽ đăng chứng minh π là một số vô tỉ bằng phản chứng của nhà toán học Ivan Niven (người Mỹ gốc Canada, 1915-1999). Chứng minh của ông đăng trên các tạp chí toán vào năm 1947.
TheoNguyễn Lê Anh (Epsilon). Người đăng: Sơn Phan.
↧
↧
Công thức tính số ước số nguyên dương của một số tự nhiên
Bài này sẽ hình thành công thức tính số ước số nguyên dương của một số tự nhiên cho trước. Ta xét các ví dụ sau rồi tổng quát hóa.
Giải: Phân tích $234$ thành thừa số nguyên tố (bằng thủ công hoặc bằng máy tính cầm tay như hướng dẫn trong ảnh dưới).
Ta được: $234=2.3^2.13.$
Do vậy một ước nguyên dương của $234$ phải có dạng $2^a. \ 3^b. \ 13^c.$
Trong đó $a \in \{0;1\}, b \in \{0;1;2\}, c \in \{0;1\}.$
Theo quy tắc nhân trong tổ hợp, tổng số ước nguyên dương của $234$ là: $2.3.2=12.$
Ví dụ 2. Tìm số ước số nguyên dương của số $70560.$
Giải: Phân tích $70560$ thành thừa số nguyên tố:
$$70560=2^5.3^2.5.7^2.$$
Một ước nguyên dương của $70560$ phải có dạng $2^a. \ 3^b. \ 5^c. \ 7^d.$
Trong đó $a$ có $6$ cách chọn ($a \in \{0;1;2;3;4;5\}$). Tương tự $b$ có $3$ cách chọn; $c$ có $2$ cách chọn; $d$ có $3$ cách chọn.
Vậy $70560$ có tất cả: $6.3.2.3=108$ ước số nguyên dương.
$$n=p_1^{m_1}.p_2^{m_2}...p_k^{m_k}.$$
Khi đó số ước số nguyên dương của $n$ là $(m_1+1)(m_2+1)...(m_k+1).$
Việc chứng minh định lí này được trình bày tương tự như các ví dụ trên.
Giải: Ta có: $202000 = 2^4.5^3.101$
Do đó $202000$ có tất cả $(4+1)(3+1)(1+1)=40$ ước số tự nhiên.
Ví dụ 4. Số $9465779232$ có bao nhiêu ước số nguyên dương? (Đề thi thử trường chuyên Bắc Ninh)
Giải: Ta có $9465779232=2^5.3^6.7^4.13^2.$
Vậy số ước số nguyên dương của $9465779232$ là: $(5+1)(6+1)(4+1)(2+1)=630.$
1. Ví dụ mở đầu
Ví dụ 1. Tìm số ước số nguyên dương của số $234.$Giải: Phân tích $234$ thành thừa số nguyên tố (bằng thủ công hoặc bằng máy tính cầm tay như hướng dẫn trong ảnh dưới).
Ta được: $234=2.3^2.13.$
Do vậy một ước nguyên dương của $234$ phải có dạng $2^a. \ 3^b. \ 13^c.$
Trong đó $a \in \{0;1\}, b \in \{0;1;2\}, c \in \{0;1\}.$
Theo quy tắc nhân trong tổ hợp, tổng số ước nguyên dương của $234$ là: $2.3.2=12.$
Ví dụ 2. Tìm số ước số nguyên dương của số $70560.$
Giải: Phân tích $70560$ thành thừa số nguyên tố:
$$70560=2^5.3^2.5.7^2.$$
Một ước nguyên dương của $70560$ phải có dạng $2^a. \ 3^b. \ 5^c. \ 7^d.$
Trong đó $a$ có $6$ cách chọn ($a \in \{0;1;2;3;4;5\}$). Tương tự $b$ có $3$ cách chọn; $c$ có $2$ cách chọn; $d$ có $3$ cách chọn.
Vậy $70560$ có tất cả: $6.3.2.3=108$ ước số nguyên dương.
2. Tổng quát hóa
Định lí. Giả sử số tự nhiên $n$ được phân tích thành thừa số nguyên tố:$$n=p_1^{m_1}.p_2^{m_2}...p_k^{m_k}.$$
Khi đó số ước số nguyên dương của $n$ là $(m_1+1)(m_2+1)...(m_k+1).$
Việc chứng minh định lí này được trình bày tương tự như các ví dụ trên.
3. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 3. Tìm số ước tự nhiên của số $202000.$Giải: Ta có: $202000 = 2^4.5^3.101$
Do đó $202000$ có tất cả $(4+1)(3+1)(1+1)=40$ ước số tự nhiên.
Ví dụ 4. Số $9465779232$ có bao nhiêu ước số nguyên dương? (Đề thi thử trường chuyên Bắc Ninh)
Giải: Ta có $9465779232=2^5.3^6.7^4.13^2.$
Vậy số ước số nguyên dương của $9465779232$ là: $(5+1)(6+1)(4+1)(2+1)=630.$
TheoMath Vn. Người đăng: Tố Uyên.
↧
Cách chứng minh 'số e là một số vô tỉ' của Joseph Fourier
Số e được Jacob Bernoulli giới thiệu vào năm 1683. Hơn nửa thế kỷ sau, nhà toán học lừng danh Leonhard Euler, đã chứng minh được e là số vô tỉ. Sau đó còn nhiều nhà toán học đưa ra những chứng minh khác, trong đó có nhà toán học Joseph Fourier.
Bài viết này sẽ giới thiệu chứng minh "e là một số vô tỉ" của Fourier.
Ngoài ra, dạng khai triển Euler của số $e$ là: $$e= \sum _{n=0}^{\infty }{\frac {1}{n!}} \ \ (*)$$
Xem thêm các đẳng thức liên quan đến số e.
Giả sử rằng $e$ là số hữu tỉ. Khi đó tồn tại các số nguyên dương $a$ và $b$ sao cho $e = \frac{a}{b}.$
Đặt $$x=b!{\biggl (}e-\sum _{n=0}^{b}{\frac {1}{n!}}{\biggr )} \ \ (**)$$
Thay $e = \frac{a}{b} \ \ $ vào biểu thức trên ta được:
$$x=b!\,{\biggl (}{\frac {a}{b}}-\sum _{n=0}^{b}{\frac {1}{n!}}{\biggr )}=a(b-1)!-\sum _{n=0}^{b}{\frac {b!}{n!}}$$
Số hạng đầu tiên là số nguyên, các số hạng tiếp theo nguyên bởi vì $n ≤ b$, vậy nên $x$ là số nguyên.
Mặt khác, nếu thay $e$ ở (*) vào (**) ta được:
$$x=\sum _{n=b+1}^{\infty }{\frac {b!}{n!}} > 0.$$
Với mọi $n > b + 1$ ta luôn có: $\frac{b!}{n!} < \ {\frac {1}{(b+1)^{n-b}}}. \\ $ Do đó, sử dụng công thức tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn ta được:
$$x=\sum _{n=b+1}^{\infty }{\frac {b!}{n!}} < \sum _{k=1}^{\infty }{\frac {1}{(b+1)^{k}}}={\frac {1}{b+1}}{\biggl (}{\frac {1}{1-{\frac {1}{b+1}}}}{\biggr )}={\frac {1}{b}} \leq 1.$$ Như vậy $0 < x < 1$. Điều này mâu thuẩn với $x$ là số nguyên. Mâu thuẩn này dẫn đến $e$ không thể là số hữu tỉ. Vậy $e$ là một số vô tỉ.
Xem thêm:Chứng minh Pi là số vô tỉ / Chứng minh căn 2 là số vô tỉ.
Bài viết này sẽ giới thiệu chứng minh "e là một số vô tỉ" của Fourier.
Nhắc lại: Số e là gì?
Ta đã biết $$e = \lim _{n \to \infty }\left ( 1+\frac{1}{n} \right )^{n} \approx 2.718281828459.$$Ngoài ra, dạng khai triển Euler của số $e$ là: $$e= \sum _{n=0}^{\infty }{\frac {1}{n!}} \ \ (*)$$
Xem thêm các đẳng thức liên quan đến số e.
Chứng minh e là số vô tỉ
Giả sử rằng $e$ là số hữu tỉ. Khi đó tồn tại các số nguyên dương $a$ và $b$ sao cho $e = \frac{a}{b}.$
Đặt $$x=b!{\biggl (}e-\sum _{n=0}^{b}{\frac {1}{n!}}{\biggr )} \ \ (**)$$
Thay $e = \frac{a}{b} \ \ $ vào biểu thức trên ta được:
$$x=b!\,{\biggl (}{\frac {a}{b}}-\sum _{n=0}^{b}{\frac {1}{n!}}{\biggr )}=a(b-1)!-\sum _{n=0}^{b}{\frac {b!}{n!}}$$
Số hạng đầu tiên là số nguyên, các số hạng tiếp theo nguyên bởi vì $n ≤ b$, vậy nên $x$ là số nguyên.
Mặt khác, nếu thay $e$ ở (*) vào (**) ta được:
$$x=\sum _{n=b+1}^{\infty }{\frac {b!}{n!}} > 0.$$
Với mọi $n > b + 1$ ta luôn có: $\frac{b!}{n!} < \ {\frac {1}{(b+1)^{n-b}}}. \\ $ Do đó, sử dụng công thức tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn ta được:
$$x=\sum _{n=b+1}^{\infty }{\frac {b!}{n!}} < \sum _{k=1}^{\infty }{\frac {1}{(b+1)^{k}}}={\frac {1}{b+1}}{\biggl (}{\frac {1}{1-{\frac {1}{b+1}}}}{\biggr )}={\frac {1}{b}} \leq 1.$$ Như vậy $0 < x < 1$. Điều này mâu thuẩn với $x$ là số nguyên. Mâu thuẩn này dẫn đến $e$ không thể là số hữu tỉ. Vậy $e$ là một số vô tỉ.
Người đăng: Sơn Phan.
Xem thêm:Chứng minh Pi là số vô tỉ / Chứng minh căn 2 là số vô tỉ.
↧
Đề thi thử môn Toán trước kì thi THPT quốc gia 2020 có link tải file word
Đề thi thử môn Toán trước kì thi THPT quốc gia 2020 có link tải file word, file PDF để học sinh và thầy cô tiện biên tập và sử dụng. Đề gồm có 50 trắc nghiệm Toán. Được biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Toán ở trường THPT Tiên Du số 1, tỉnh Bắc Ninh.
Đáp án 50 câu trắc nghiệm Toán.
File ảnh đề thi thử Toán trước kì thi 2020
Đề thi gồm 6 trang (6 ảnh).Đáp án 50 câu trắc nghiệm Toán.
File PDF đề thi thử Toán trước kì thi 2020
File WORD đề thi thử Toán trước kì thi 2020
Link tải file word đề thi trắc nghiệm Toán 12 thi thử THPT quốc gia năm 2020: Download.TheoTiên Du 1. Người đăng: Tố Uyên.
↧
↧
'Có ai trong số các em cho tôi biết -3 là gì không?'
Tôi cũng nhận ra vẻ kiêu hãnh tự hào trên khuôn mặt của các bạn trẻ mới bước những bước đầu tiên vào giảng đường Đại học. Tôi im lặng và nói.
- Các em có cho phép tôi được kiểm tra không ?
- Vâng.
- Có ai trong số các em cho tôi biết -3 là gì không ?
Thế rồi cả lớp ồn ào, rồi chìm vào sự tĩnh lặng. Tôi gọi một vài sinh viên để họ đứng lên trả lời. Các vị đang dõi theo đọc bài viết này chắc cũng đang tự tìm lấy câu trả lời. Thôi thì đủ các kiểu trả lời. Tôi chờ cho tới khi sinh viên tự nhận thấy là tất cả các câu trả lời của các bạn ấy đều không đúng và tự hiểu ra là không có câu trả lời, rồi tôi nói ...
Đoạn trích trên là một phần trong bài viết dài có nhan đề "SỐ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LOÀI NGƯỜI" của tác giả Nguyễn Lê Anh, đăng trên tạp chí Epsilon. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Số là toàn bộ tài sản mà con người có được để nhận biết thế giới. Từ các đường thẳng số chúng ta dựng ra các không gian nhiều chiều hơn, mỗi điểm là bộ các con số được gọi là tọa độ. Những không gian này là trong sự tưởng tượng của chúng ta, không có trong tự nhiên. Nó là công cụ để chúng ta nhận thức. Chúng ta luôn có mong muốn nhận biết tự nhiên. Chúng ta nhìn lên bầu trời và tự hỏi “vạn vật từ đâu mà ra, nó sẽ đi đến đâu?” Ngày nay chúng ta quen với việc tìm đường đi bằng bản đồ trên điện thoại. Chiếc màn hình điện thoại thì không phải là thế gới thực, nó chỉ tương ứng thế giới thực vào với nhận thức. Vậy, chúng ta cũng sẽ hình dung chuyển động một vật trên bầu trời hay trong hạt nhân nguyên tử như một điểm, và bằng một cách nào đó, nó tương ứng “qua lại” với các tọa độ trên màn hình điện thoại 3 chiều của chúng ta, tức vào không gian nhận thức được tạo ra từ các trục số. Tạm thời chưa nói tới việc làm thế nào để có được tương ứng “qua lại” chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi cái điểm trên sẽ chuyển động như thế nào trên mô phỏng của chiếc điện thoại 3 chiều, tức trong hệ tọa độ mà chúng ta hình dung.
- Các em có cho phép tôi được kiểm tra không ?
- Vâng.
- Có ai trong số các em cho tôi biết -3 là gì không ?
Thế rồi cả lớp ồn ào, rồi chìm vào sự tĩnh lặng. Tôi gọi một vài sinh viên để họ đứng lên trả lời. Các vị đang dõi theo đọc bài viết này chắc cũng đang tự tìm lấy câu trả lời. Thôi thì đủ các kiểu trả lời. Tôi chờ cho tới khi sinh viên tự nhận thấy là tất cả các câu trả lời của các bạn ấy đều không đúng và tự hiểu ra là không có câu trả lời, rồi tôi nói ...
Đoạn trích trên là một phần trong bài viết dài có nhan đề "SỐ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LOÀI NGƯỜI" của tác giả Nguyễn Lê Anh, đăng trên tạp chí Epsilon. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Số là toàn bộ tài sản mà con người có được để nhận biết thế giới. Từ các đường thẳng số chúng ta dựng ra các không gian nhiều chiều hơn, mỗi điểm là bộ các con số được gọi là tọa độ. Những không gian này là trong sự tưởng tượng của chúng ta, không có trong tự nhiên. Nó là công cụ để chúng ta nhận thức. Chúng ta luôn có mong muốn nhận biết tự nhiên. Chúng ta nhìn lên bầu trời và tự hỏi “vạn vật từ đâu mà ra, nó sẽ đi đến đâu?” Ngày nay chúng ta quen với việc tìm đường đi bằng bản đồ trên điện thoại. Chiếc màn hình điện thoại thì không phải là thế gới thực, nó chỉ tương ứng thế giới thực vào với nhận thức. Vậy, chúng ta cũng sẽ hình dung chuyển động một vật trên bầu trời hay trong hạt nhân nguyên tử như một điểm, và bằng một cách nào đó, nó tương ứng “qua lại” với các tọa độ trên màn hình điện thoại 3 chiều của chúng ta, tức vào không gian nhận thức được tạo ra từ các trục số. Tạm thời chưa nói tới việc làm thế nào để có được tương ứng “qua lại” chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi cái điểm trên sẽ chuyển động như thế nào trên mô phỏng của chiếc điện thoại 3 chiều, tức trong hệ tọa độ mà chúng ta hình dung.
TheoNguyễn Lê Anh. Người đăng: Sơn Phan.
↧
Phạm Kim Hùng trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2019
Phạm Kim Hùng - tác giả cuốn sách Sáng tạo Bất đẳng thức và từng giành 2 huy chương Olympic Toán học quốc tế IMO (1 HCV, 1 HCB), hiện là nhà sáng lập và CEO của TechElite và Base Inc - đã trở thành 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của thủ đô năm 2019.
Phạm Kim Hùngđược vinh danh ở lĩnh vực lao động sáng tạo, phát triển kinh tế.
Phạm Kim Hùng (sinh năm 1987) tốt nghiệp Đại học Stanford, hiện là CEO và Nhà sáng lập TechElite và BASE Inc. Bắt đầu phát triển từ 2016 và chính thức ra mắt thị trường vào năm 2017, Base là startup công nghệ được xây dựng nền tảng quản trị doanh nghiệp Software –as –a-Service, sáng lập bởi cựu sinh viên Stanford Phạm Kim Hùng. Đây là nền tảng Saas đầu tiên trong khu vực được xây dựng để thống nhất quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp từ nhân sự, quản lý công việc, quản trị tài chính cho đến sales-marketing, hiện có hơn 20 ứng dụng và gần 500 khách hàng doanh nghiệp.
Trước đó, vào năm 2016 anh cũng đã lọt vào top 30 Under 30 của Forbes.
Xem thêm thông tin đầy đủ về Phạm Kim Hùng ở bài viết: Từ cậu bé vàng Toán học đến doanh nhân trẻ triệu đô.
Phạm Kim Hùngđược vinh danh ở lĩnh vực lao động sáng tạo, phát triển kinh tế.
Phạm Kim Hùng (sinh năm 1987) tốt nghiệp Đại học Stanford, hiện là CEO và Nhà sáng lập TechElite và BASE Inc. Bắt đầu phát triển từ 2016 và chính thức ra mắt thị trường vào năm 2017, Base là startup công nghệ được xây dựng nền tảng quản trị doanh nghiệp Software –as –a-Service, sáng lập bởi cựu sinh viên Stanford Phạm Kim Hùng. Đây là nền tảng Saas đầu tiên trong khu vực được xây dựng để thống nhất quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp từ nhân sự, quản lý công việc, quản trị tài chính cho đến sales-marketing, hiện có hơn 20 ứng dụng và gần 500 khách hàng doanh nghiệp.
Trước đó, vào năm 2016 anh cũng đã lọt vào top 30 Under 30 của Forbes.
Xem thêm thông tin đầy đủ về Phạm Kim Hùng ở bài viết: Từ cậu bé vàng Toán học đến doanh nhân trẻ triệu đô.
TheoNhân Dân. Người đăng: Sơn Phan.
↧
Công thức tính tổng các ước nguyên dương của một số cho trước
Trong bài viết trước, ta đã biết cách tính số ước số của một số tự nhiên. Bài viết này sẽ hình thành công thức tính tổng tất cả ước số tự nhiên của một số nguyên dương cho trước.
Với các số nhỏ thì việc tính tổng các ước khá đơn giản. Ta sẽ bắt đầu từ ví dụ sau:
Giải
Các ước nguyên dương của $24$ là: $1, 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24.$
Tổng của chúng là $\sigma(24)=1+2+3+4+6+8+12+24=60.$
Nhận xét.Để ý rằng $24=2^3.3 \ \ \ \ $ nên các ước nguyên dương của $24$ có thể viết dưới dạng: $$1, 2^1, 2^2, 2^3, 3, 2.3, 2^2.3, 2^3.3.$$
Tổng của chúng là $$\sigma(24)=1+2^1+2^2+2^3+3(1+2+2^2+2^3)=(1+2^1+2^2+2^3)(1+3) \\ = (2^0+2^1+2^2+2^3)(3^0+3^1). $$
$$n=p_1^{m_1}.p_2^{m_2}...p_k^{m_k}$$
thì tổng các ước nguyên dương của $n$ là
$$\sigma (n)= (p_1^{0}+p_1^{1}+...+p_1^{m_1})(p_2^{0}+p_2^{1}+...+p_2^{m_2})(p_k^{0}+p_k^{1}+...+p_k^{m_k}) \ \ (*)$$
hay
$$\sigma (n)=\prod\limits_{i=1}^{k}(\frac{p_{i}^{m_{i}+1}-1}{p_{i}-1}) \ \ \ (**)$$
Xem chứng minh định lí này.
Giải
Ta có: $200=2^3.5^2$.
+ Áp dụng công thức (*), tổng các ước nguyên dương của $200$ là:
$\sigma(200)=(2^{0}+2^{1}+2^2+2^3)(5^{0}+5^{1}+5^{2})=465.$
+ Còn nếu áp dụng công thức (**) thì
$\sigma(200)=\frac{2^4-1}{2-1}.\frac{5^3-1}{5-1}=465.$
Ví dụ 3. Tính tổng các ước nguyên dương của số $12345678$.
Giải.
Ta có: $12345678=2.3^2.47.14593$.
Tổng các ước số tự nhiên của $12345678$ là:
$\sigma(12345678)=(1+2)(1+3+3^2)(1+47)(1+14593)=27319968.$
Ví dụ 4. Tính tổng các ước nguyên dương của $n=1520540658$.
Giải
Ta có: $n=1520540658=2.3^2.7^2.13^2.101^2$.
+ Áp dụng công thức (*), tổng các ước nguyên dương của $1520540658$ là:
$\sigma(n)=(2^{0}+2^{1})(3^{0}+3^{1}+3^{2})(7^{0}+7^{1}+7^{2})(13^{0}+13^{1}+13^{2})(101^{0}+101^{1}+101^{2}) \\ =4191353127.$
+ Còn nếu áp dụng công thức (**) thì
$\sigma(n)=\frac{2^2-1}{2-1}.\frac{3^3-1}{3-1}.\frac{13^3-1}{13-1}.\frac{101^3-1}{101-1}=4191353127.$
Với các số nhỏ thì việc tính tổng các ước khá đơn giản. Ta sẽ bắt đầu từ ví dụ sau:
1. Ví dụ mở đầu
Ví dụ 1. Tính tổng tất cả ước số nguyên dương của số $24$.Giải
Các ước nguyên dương của $24$ là: $1, 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24.$
Tổng của chúng là $\sigma(24)=1+2+3+4+6+8+12+24=60.$
Nhận xét.Để ý rằng $24=2^3.3 \ \ \ \ $ nên các ước nguyên dương của $24$ có thể viết dưới dạng: $$1, 2^1, 2^2, 2^3, 3, 2.3, 2^2.3, 2^3.3.$$
Tổng của chúng là $$\sigma(24)=1+2^1+2^2+2^3+3(1+2+2^2+2^3)=(1+2^1+2^2+2^3)(1+3) \\ = (2^0+2^1+2^2+2^3)(3^0+3^1). $$
2. Công thức tính tổng các ước số
Định lí. Nếu số nguyên dương $n$ được phân tích thành thừa số nguyên tố:$$n=p_1^{m_1}.p_2^{m_2}...p_k^{m_k}$$
thì tổng các ước nguyên dương của $n$ là
$$\sigma (n)= (p_1^{0}+p_1^{1}+...+p_1^{m_1})(p_2^{0}+p_2^{1}+...+p_2^{m_2})(p_k^{0}+p_k^{1}+...+p_k^{m_k}) \ \ (*)$$
hay
$$\sigma (n)=\prod\limits_{i=1}^{k}(\frac{p_{i}^{m_{i}+1}-1}{p_{i}-1}) \ \ \ (**)$$
Xem chứng minh định lí này.
3. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 2. Tính tổng các ước nguyên dương của $200$.Giải
Ta có: $200=2^3.5^2$.
+ Áp dụng công thức (*), tổng các ước nguyên dương của $200$ là:
$\sigma(200)=(2^{0}+2^{1}+2^2+2^3)(5^{0}+5^{1}+5^{2})=465.$
+ Còn nếu áp dụng công thức (**) thì
$\sigma(200)=\frac{2^4-1}{2-1}.\frac{5^3-1}{5-1}=465.$
Ví dụ 3. Tính tổng các ước nguyên dương của số $12345678$.
Giải.
Ta có: $12345678=2.3^2.47.14593$.
Tổng các ước số tự nhiên của $12345678$ là:
$\sigma(12345678)=(1+2)(1+3+3^2)(1+47)(1+14593)=27319968.$
Ví dụ 4. Tính tổng các ước nguyên dương của $n=1520540658$.
Giải
Ta có: $n=1520540658=2.3^2.7^2.13^2.101^2$.
+ Áp dụng công thức (*), tổng các ước nguyên dương của $1520540658$ là:
$\sigma(n)=(2^{0}+2^{1})(3^{0}+3^{1}+3^{2})(7^{0}+7^{1}+7^{2})(13^{0}+13^{1}+13^{2})(101^{0}+101^{1}+101^{2}) \\ =4191353127.$
+ Còn nếu áp dụng công thức (**) thì
$\sigma(n)=\frac{2^2-1}{2-1}.\frac{3^3-1}{3-1}.\frac{13^3-1}{13-1}.\frac{101^3-1}{101-1}=4191353127.$
TheoMathVn. Người đăng: Tố Uyên.
↧
Tải đề thi thử môn Toán THPTQG 2020 có đáp án file word, pdf
Giới thiệu link tải đề thi thử môn Toán THPT quốc gia 2020 có đáp án dưới dạng file word, file pdf. Đề lần này là của trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương, nằm trong đợt thi thử thứ 2 (khảo sát chất lượng ôn thi THPT quốc gia năm 2020).
Xem đáp án đầy đủ 50 câu trắc nghiệm Toán thi thử THPT quốc gia 2020 lần 2.
Tải file PDF: Tải về
Xem file ảnh đề thi thử Toán THPTQG 2020
Đề thi lần 2 môn Toán gồm 7 trang tương ứng với 7 ảnh dưới đây.Xem đáp án đầy đủ 50 câu trắc nghiệm Toán thi thử THPT quốc gia 2020 lần 2.
Xem và tải file PDF đề thi thử Toán 2020
Tải file PDF: Tải về
Tải file WORD đề thi thử môn Toán THPTQG 2020
Thầy cô và học sinh tải file word ở đây: DownloadTheoTHPT Đoàn Thượng. Người đăng: Dịu Nguyễn.
↧
↧
Chứng minh định lí về hàm tổng các ước số nguyên dương
Trong bài viết công thức tính tổng các ước nguyên dương của một số, ta có dùng định lí về hàm tổng các ước của một số. Bài viết này sẽ chứng minh định lí đó.
$$n=p_1^{m_1}.p_2^{m_2}...p_k^{m_k}$$
thì tổng các ước nguyên dương của $n$ là
$$\sigma (n)=\prod\limits_{i=1}^{k}(\frac{p_{i}^{m_{i}+1}-1}{p_{i}-1})$$
$$p_1^{x_1}. p_2^{x_2} \ldots p_k^{x_k}$$
với $\quad 0\le x_1\le m_1,0\le x_2\le m_2, \,\ldots,0\le x_k\le m_k.$
Từ đó ta có tổng tất cả các ước số nguyên dương của $n$ là:
$$\sigma (n) = \sum\limits_{{x_1} = 0}^{{m_1}} {\sum\limits_{{x_2} = 0}^{{m_2}} { \ldots \sum\limits_{{x_k} = 0}^{{m_k}} {\left( {p_1^{{x_1}}p_2^{{x_2}} \ldots p_k^{{x_k}}} \right)} } } $$
$$= \sum\limits_{{x_1} = 0}^{{m_1}} {p_1^{{x_1}}\sum\limits_{{x_2} = 0}^{{m_2}} {p_2^{{x_2}} \ldots \sum\limits_{{x_k} = 0}^{{m_k}} {p_k^{{x_k}}} } } $$
$$= \left( {\dfrac{{p_1^{{m_1+1}} – 1}}{{{p_1} – 1}}} \right)\left( {\dfrac{{p_2^{{m_2+1}} – 1}}{{{p_2} – 1}}} \right) \ldots \left( {\dfrac{{p_k^{{m_k+1}} – 1}}{{{p_k} – 1}}} \right) $$
Vậy $$\sigma (n)=\prod\limits_{i=1}^{k}(\frac{p_{i}^{m_{i}+1}-1}{p_{i}-1}).$$
Định lí về hàm tổng các ước
Định lí. Nếu số nguyên dương $n$ được phân tích thành thừa số nguyên tố:$$n=p_1^{m_1}.p_2^{m_2}...p_k^{m_k}$$
thì tổng các ước nguyên dương của $n$ là
$$\sigma (n)=\prod\limits_{i=1}^{k}(\frac{p_{i}^{m_{i}+1}-1}{p_{i}-1})$$
Chứng minh định lí hàm tổng ước số
Tất cả những ước số của $n$ đều có dạng$$p_1^{x_1}. p_2^{x_2} \ldots p_k^{x_k}$$
với $\quad 0\le x_1\le m_1,0\le x_2\le m_2, \,\ldots,0\le x_k\le m_k.$
Từ đó ta có tổng tất cả các ước số nguyên dương của $n$ là:
$$\sigma (n) = \sum\limits_{{x_1} = 0}^{{m_1}} {\sum\limits_{{x_2} = 0}^{{m_2}} { \ldots \sum\limits_{{x_k} = 0}^{{m_k}} {\left( {p_1^{{x_1}}p_2^{{x_2}} \ldots p_k^{{x_k}}} \right)} } } $$
$$= \sum\limits_{{x_1} = 0}^{{m_1}} {p_1^{{x_1}}\sum\limits_{{x_2} = 0}^{{m_2}} {p_2^{{x_2}} \ldots \sum\limits_{{x_k} = 0}^{{m_k}} {p_k^{{x_k}}} } } $$
$$= \left( {\dfrac{{p_1^{{m_1+1}} – 1}}{{{p_1} – 1}}} \right)\left( {\dfrac{{p_2^{{m_2+1}} – 1}}{{{p_2} – 1}}} \right) \ldots \left( {\dfrac{{p_k^{{m_k+1}} – 1}}{{{p_k} – 1}}} \right) $$
Vậy $$\sigma (n)=\prod\limits_{i=1}^{k}(\frac{p_{i}^{m_{i}+1}-1}{p_{i}-1}).$$
TheoMathVn. Người đăng: Sơn Phan.
↧
Đề thi và đáp án môn Toán lớp 12 học kì 1 năm học 2019-2020 Thừa Thiên Huế
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 12 năm học 2019-2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Môn Toán thi vào sáng 3/1/2020, khá muộn so với các trường THPT trong cả nước.
Phần tự luận (2 câu)
1. ĐỀ THI
Đề gồm 40 câu trắc nghiệm toán và 2 câu tự luận. Tỉ lệ 80-20.2. ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm 4 mã đề 134, 210, 356, 483.Phần tự luận (2 câu)
TheoSở GD&ĐT TTH. Người đăng: Tố Uyên.
↧
Chứng minh và làm chặt bất đẳng thức Cauchy (AM-GM)
Trong bài viết trước, ta đã biết một chứng minh ngắn gọn cho bất đẳng thức Cauchy (còn gọi là bất đẳng thức AM-GM: trung bình cộng và trung bình nhân). Bài này giới thiệu một chứng minh khác, và qua chứng minh này ta có thể "làm chặt" hơn bất đẳng thức nổi tiếng và được học sinh sử dụng nhiều nhất này.
Bất đẳng thức AM-GM là một bất đẳng thức cơ bản kinh điển quan trọng nhất của toán học sơ cấp, vì nó đã có khá nhiều cách chứng minh được đưa ra, hàng chục mở rộng, hàng chục kết quả chặt hơn đăng trên các diễn đàn toán học. Phần này tôi xin giới thiệu một kết quả chặt hơn bất đẳng thức AM-GM khác được suy ra từ chính cách chứng minh mới bất đẳng thức AM-GM (Cauchy - Cô-si).
Bất đẳng thức AM-GM là một bất đẳng thức cơ bản kinh điển quan trọng nhất của toán học sơ cấp, vì nó đã có khá nhiều cách chứng minh được đưa ra, hàng chục mở rộng, hàng chục kết quả chặt hơn đăng trên các diễn đàn toán học. Phần này tôi xin giới thiệu một kết quả chặt hơn bất đẳng thức AM-GM khác được suy ra từ chính cách chứng minh mới bất đẳng thức AM-GM (Cauchy - Cô-si).
Bất đẳng thức AM-GM (Cauchy)
Chứng minh bất đẳng thức Cauhy
Làm chặt bất đẳng thức AM-GM
Như vậy từ bất đẳng thức (2) chúng ta đã có thêm một cách chứng minh mới bất đẳng thức AM-GM khá gọn, ngoài ra khi sử dụng bất đẳng thức (2) lại dễ dàng rút ra được kết quả chặt hơn bất đẳng thức AM-GM sau đây.TheoNgô Văn Thái (Epsilon). Người đăng: Sơn Phan.
↧
Chứng minh bất đẳng thức Cauchy - Schwarz (Bunyakovsky) và các hệ quả, sự làm chặt
Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz còn gọi là bất đẳng thức Cauchy-Bunyakovsky-Schwarz (BĐT CBS - viết tắt của tên 3 nhà toán học này; ở Việt Nam nhiều người quen dùng với cái tên Bunhiacopxki) được dùng nhiều trong toán học sơ cấp. Với tư cách là hai hòn đá tảng để nhiều kết luận quan trọng khác của toán học dựa vào, cặp bất đẳng thức AM-GM, Cauchy-Schwarz được sử dụng khá phổ biến ở phần lớn các bài toán chứng minh bất đẳng thức. Ngoài ra một số hệ quả của cặp bất đẳng thức này có thể vận dụng để giải hàng loạt các bài toán thú vị về cực đại và cực tiểu.
Bất đẳng thức CBS (Cauchy - Bunyakovsky - Schwartz)
Chứng minh bất đẳng thức CBS
Hiện nay bất đẳng thức Cauchy-Schwarz cũng có khá nhiều cách chứng khác nhau, tất cả các cách chứng minh đó đều ngắn gọn đặc sắc, xin giới thiệu một cách chứng minh trong số những cách chứng minh đã có như sau.Hệ quả của bất đẳng thức CBS
Từ bất đẳng thức Cauchy-Schwarz suy ra hai hệ quả để sử dụng trong bài viết này:Làm chặt bất đẳng thức CBS
Bây giờ ta sử dụng 2 hệ quả trên để làm chặt bất đẳng thức Cauchy-Schwarz.TheoNgô Văn Thái (Epsilon). Người đăng: Sơn Phan.
↧
↧
Câu hỏi Toán ở Đường lên đỉnh Olympia 20 - Phần 6
Bài này sẽ tiếp tục giới thiệu các câu hỏi Toán ở chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 của VTV3 sản xuất. Phần này là phần 6 của series OLP-VTV. Các câu này nằm trong chương trình phát sóng vào ngày 5/1/2020 (tuần 3, tháng 1, quý II).
Câu 1. Diện tích hình tròn nội tiếp, ngoại tiếp hình vuông.
Câu 2. Bài làm toán trên bảng sai từ dòng thứ mấy?
Câu 3. Mỗi người làm việc mất bao nhiêu giờ?
Đáp án:
Câu 1. Bằng 1/2. XEM LỜI GIẢI CHI TIẾT.
Câu 2. Dòng 4.
Câu 3. Người 1: 24 giờ. Người 2: 48 giờ.
Xem thêm:PHẦN 5.
Câu 1. Diện tích hình tròn nội tiếp, ngoại tiếp hình vuông.
Câu 2. Bài làm toán trên bảng sai từ dòng thứ mấy?
Câu 3. Mỗi người làm việc mất bao nhiêu giờ?
Đáp án:
Câu 1. Bằng 1/2. XEM LỜI GIẢI CHI TIẾT.
Câu 2. Dòng 4.
Câu 3. Người 1: 24 giờ. Người 2: 48 giờ.
Xem thêm:PHẦN 5.
ẢnhVTV3. Người đăng: Dịu.
↧
Công thức tính tỉ lệ diện tích hình tròn nội tiếp và ngoại tiếp đa giác đều
Bài này sẽ tính tỉ lệ diện tích của hình tròn nội tiếp và hình tròn ngoại tiếp các đa giác đều quen thuộc: tam giác đều, hình vuông, ngũ giác đều, lục giác đều.
Gọi $r, R \ $ lần lượt là bán kinh đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp đa giác đều.
Diện tích của các hình tròn tương ứng là: $s=\pi r^2 \ \ \ $ và $S=\pi R^2.$
Tỉ lệ diện tích:
$$\frac{s}{S}=\frac{\pi r^2}{\pi R^2}=(\frac{r}{R})^2.$$
Do đó $\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\frac{1}{4}.$
Do đó $\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\frac{1}{2}.$
Do đó $\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\frac{3+\sqrt{5}}{8}.$
Do đó $\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\frac{3}{4}.$
Từ 4 trường hợp này, ta có thể tổng quát hóa cho đa giác đều bất kì (n cạnh).
$$\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\cos^2 (\frac{180^0}{n}).$$
Gọi $r, R \ $ lần lượt là bán kinh đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp đa giác đều.
Diện tích của các hình tròn tương ứng là: $s=\pi r^2 \ \ \ $ và $S=\pi R^2.$
Tỉ lệ diện tích:
$$\frac{s}{S}=\frac{\pi r^2}{\pi R^2}=(\frac{r}{R})^2.$$
1. Tỉ lệ diện tích hình tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác đều
Ta có $\frac{r}{R}=\cos 60^0=\frac{1}{2}.$Do đó $\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\frac{1}{4}.$
2. Tỉ lệ diện tích hình tròn nội tiếp và ngoại tiếp hình vuông (tứ giác đều)
Ta có $\frac{r}{R}=\cos 45^0=\frac{1}{\sqrt{2}}.$Do đó $\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\frac{1}{2}.$
3. Tỉ lệ diện tích hình tròn nội tiếp và ngoại tiếp ngũ giác đều
Ta có $\frac{r}{R}=\cos 36^0=\frac{1+\sqrt{5}}{4}.$Do đó $\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\frac{3+\sqrt{5}}{8}.$
4. Tỉ lệ diện tích hình tròn nội tiếp và ngoại tiếp lục giác đều
Ta có $\frac{r}{R}=\cos 30^0=\frac{\sqrt{3}}{2}.$Do đó $\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\frac{3}{4}.$
Từ 4 trường hợp này, ta có thể tổng quát hóa cho đa giác đều bất kì (n cạnh).
5. Tỉ lệ diện tích hình tròn nội tiếp và ngoại tiếp $n$-giác đều
Công thức tổng quát:$$\frac{s}{S}=(\frac{r}{R})^2=\cos^2 (\frac{180^0}{n}).$$
TheoMathVn. Người đăng: Tố Uyên Trần.
↧
Đề thi thử Toán 2020 giống cấu trúc của Bộ, có lời giải chi tiết
Trước tháng 1/2020 thì trong hầu hết đề thi thử Toán năm học 2019-2020 của các trường trong cả nước không có nội dung 3 chương ở học kì 2 của Toán 12: Tích phân, Số phức, Hình tọa độ không gian. Rất ít đề có đầy đủ cả chương trình Toán lớp 12 như cấu trúc của Bộ.
Bài viết này giới thiệu 1 đề thi thử Toán năm 2020 giống cấu trúc đề thi thpt quốc gia của Bộ GD-ĐT những năm gần đây. Đề do các thầy cô nhóm Toán VD-VDC trên facebook biên soạn (đề số 2). Tất cả các câu đề có lời giải chi tiết.
Xem thêm:Đề Toán số 1.
Bài viết này giới thiệu 1 đề thi thử Toán năm 2020 giống cấu trúc đề thi thpt quốc gia của Bộ GD-ĐT những năm gần đây. Đề do các thầy cô nhóm Toán VD-VDC trên facebook biên soạn (đề số 2). Tất cả các câu đề có lời giải chi tiết.
Đề thi thử môn Toán 2020 giống cấu trúc của Bộ
Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm Toán, dài 8 trang.Đáp án và lời giải chi tiết đề thi thử Toán năm 2020
Bảng đáp án 50 câu trắc nghiệm của đề số 2, kèm lời giải chi tiết từng câu (28 trang).File PDF đề thi thử toán 2020 có lời giải chi tiết
Bạn đọc tải về ở đây: Download PDF.TheoNhóm Toán VD-VDC. Người đăng: Tố Uyên.
Xem thêm:Đề Toán số 1.
↧
Chân dung thầy giáo thủ khoa kì thi giáo viên dạy giỏi môn Toán tỉnh Nghệ An
Toán là môn thi có sự tham gia đông đảo của các giáo viên tại kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh Nghệ An năm 2019. Chính vì thế, việc đạt danh hiệu “thủ khoa” của thầy giáo Phan Hoàng Thạch (giáo viên Toán Trường THPT Bắc Yên Thành) được rất nhiều người nể phục.
Năm học 2019-2020 là lần đầu tiên thầy giáo Phan Hoàng Thạch tham gia kỳ thi giáo viên giỏi cấp tỉnh môn Toán. Ở độ tuổi 35, thầy Thạch tự nhận “mình không còn trẻ” bởi đã có gần 15 năm theo nghề dạy học. Nhưng đây lại là độ tuổi thầy tự nhận mình “chín” nhất, vì thế mục tiêu đầu tiên tại kỳ thi này là phải thi đậu.
Trước khi cuộc thi diễn ra thầy Thạch cũng cho biết, mình đã có sự chuẩn bị kỹ càng, không phải chỉ 1 tháng, 2 tháng mà gần 4 năm. Trong thời gian đó, thầy đã chuyên tâm đầu tư để hoàn thành các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học. Trong đó, đáng chú ý có 2 sáng kiến được công nhận sáng kiến cấp ngành với đề tài: “Rèn luyện tư duy Toán học cho học sinh THPT thông qua tìm hiểu những khó khăn và phân tích một số sai lầm thường gặp khi giải bài Toán xác suất” (năm học 2015 - 2016) và đề tài: “Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh THPT thông qua áp dụng phương pháp véc tơ và phương pháp tọa độ vào giải bài Toán tính khoảng cách trong không gian” (năm học 2018 - 2019).
Cũng chính với 2 sáng kiến xuất sắc này, ngay “vòng loại’ của cuộc thi giáo viên dạy giỏi tỉnh năm nay, thầy Thạch đã vươn lên với điểm số nổi bật và là một trong những thí sinh có điểm chấm sáng kiến cao nhất. Thầy Thạch chia sẻ: “Có thể nhiều ý kiến cho rằng, việc làm sáng kiến là để đối phó hoặc là để chạy thành tích. Tuy nhiên, với tôi làm sáng kiến hoàn toàn là đam mê và những sáng kiến mà tôi hoàn thành đều được đúc rút từ thực tế giảng dạy của mình và hướng tới mục tiêu đầu tiên là sáng kiến có thể áp dụng được cho tất cả học trò”.
Thầy Thạch cũng chia sẻ, nghề làm thầy giáo cho anh nhiều cung bậc cảm xúc và mỗi một học trò khác nhau thì giáo viên lại phải có một phương pháp riêng. Ngày mới ra trường, anh được phân công vào một lớp “cá biệt”, chủ nhiệm lớp bán công.
Để thầy trò luôn gần gũi, anh phải nắm bắt từng hoàn cảnh của học sinh, chia sẻ với các em như anh em trong một gia đình. Học sinh nào yếu thì phải chuyên tâm phụ đạo thêm cho các em. Sau này, khi đã có kinh nghiệm, nhà trường thường phân công cho anh chủ nhiệm ở lớp điểm để bồi dưỡng, tạo nguồn học sinh giỏi. Thế nhưng, dù được ưu tiên nhưng anh luôn đề nghị mình được dạy thêm ở lớp yếu hơn để có thể giúp học sinh và cũng chính là để tự bồi dưỡng mình, làm quen với nhiều “tình huống” sư phạm khác nhau.
Đây cũng chính là kinh nghiệm rất tốt cho anh ở kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh khi anh tình cờ bốc thăm dạy học ở một lớp bình thường, học sinh không được biết trước bài học... Tuy nhiên, chính tình huống nảy sinh trong tiết dạy và được anh xử lý hài hòa, hợp lý lại được ban giám khảo đánh giá cao và cuối cùng vượt hơn 100 giáo viên khác để giành vị trí “thủ khoa” môn Toán học.
Nói về kết quả này, thầy giáo Nguyễn Bá Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Yên Thành cho biết: “Khi biết thầy Thạch đạt kết quả cao nhất cuộc thi, tôi thực sự không bất ngờ bởi tôi đã phụ trách tổ Toán nhiều năm của trường và tôi hiểu rõ năng lực của thầy Thạch. Đây là một giáo viên trẻ có năng lực, có đam mê, luôn hết mình vì học trò và đặc biệt không ngừng sáng tạo, đổi mới để nâng cao chất lượng các bài dạy”.
Xem thêm: Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Toán tỉnh Nghệ An 2019.
Năm học 2019-2020 là lần đầu tiên thầy giáo Phan Hoàng Thạch tham gia kỳ thi giáo viên giỏi cấp tỉnh môn Toán. Ở độ tuổi 35, thầy Thạch tự nhận “mình không còn trẻ” bởi đã có gần 15 năm theo nghề dạy học. Nhưng đây lại là độ tuổi thầy tự nhận mình “chín” nhất, vì thế mục tiêu đầu tiên tại kỳ thi này là phải thi đậu.
Trước khi cuộc thi diễn ra thầy Thạch cũng cho biết, mình đã có sự chuẩn bị kỹ càng, không phải chỉ 1 tháng, 2 tháng mà gần 4 năm. Trong thời gian đó, thầy đã chuyên tâm đầu tư để hoàn thành các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học. Trong đó, đáng chú ý có 2 sáng kiến được công nhận sáng kiến cấp ngành với đề tài: “Rèn luyện tư duy Toán học cho học sinh THPT thông qua tìm hiểu những khó khăn và phân tích một số sai lầm thường gặp khi giải bài Toán xác suất” (năm học 2015 - 2016) và đề tài: “Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh THPT thông qua áp dụng phương pháp véc tơ và phương pháp tọa độ vào giải bài Toán tính khoảng cách trong không gian” (năm học 2018 - 2019).
Cũng chính với 2 sáng kiến xuất sắc này, ngay “vòng loại’ của cuộc thi giáo viên dạy giỏi tỉnh năm nay, thầy Thạch đã vươn lên với điểm số nổi bật và là một trong những thí sinh có điểm chấm sáng kiến cao nhất. Thầy Thạch chia sẻ: “Có thể nhiều ý kiến cho rằng, việc làm sáng kiến là để đối phó hoặc là để chạy thành tích. Tuy nhiên, với tôi làm sáng kiến hoàn toàn là đam mê và những sáng kiến mà tôi hoàn thành đều được đúc rút từ thực tế giảng dạy của mình và hướng tới mục tiêu đầu tiên là sáng kiến có thể áp dụng được cho tất cả học trò”.
Thầy Thạch cũng chia sẻ, nghề làm thầy giáo cho anh nhiều cung bậc cảm xúc và mỗi một học trò khác nhau thì giáo viên lại phải có một phương pháp riêng. Ngày mới ra trường, anh được phân công vào một lớp “cá biệt”, chủ nhiệm lớp bán công.
Để thầy trò luôn gần gũi, anh phải nắm bắt từng hoàn cảnh của học sinh, chia sẻ với các em như anh em trong một gia đình. Học sinh nào yếu thì phải chuyên tâm phụ đạo thêm cho các em. Sau này, khi đã có kinh nghiệm, nhà trường thường phân công cho anh chủ nhiệm ở lớp điểm để bồi dưỡng, tạo nguồn học sinh giỏi. Thế nhưng, dù được ưu tiên nhưng anh luôn đề nghị mình được dạy thêm ở lớp yếu hơn để có thể giúp học sinh và cũng chính là để tự bồi dưỡng mình, làm quen với nhiều “tình huống” sư phạm khác nhau.
Đây cũng chính là kinh nghiệm rất tốt cho anh ở kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh khi anh tình cờ bốc thăm dạy học ở một lớp bình thường, học sinh không được biết trước bài học... Tuy nhiên, chính tình huống nảy sinh trong tiết dạy và được anh xử lý hài hòa, hợp lý lại được ban giám khảo đánh giá cao và cuối cùng vượt hơn 100 giáo viên khác để giành vị trí “thủ khoa” môn Toán học.
Nói về kết quả này, thầy giáo Nguyễn Bá Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Yên Thành cho biết: “Khi biết thầy Thạch đạt kết quả cao nhất cuộc thi, tôi thực sự không bất ngờ bởi tôi đã phụ trách tổ Toán nhiều năm của trường và tôi hiểu rõ năng lực của thầy Thạch. Đây là một giáo viên trẻ có năng lực, có đam mê, luôn hết mình vì học trò và đặc biệt không ngừng sáng tạo, đổi mới để nâng cao chất lượng các bài dạy”.
TheoBáo Nghệ An. Người đăng: Dịu Nguyễn.
Xem thêm: Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Toán tỉnh Nghệ An 2019.
↧
↧
File word trắc nghiệm Quan hệ vuông góc kèm lời giải chi tiết (HH11 chương 3)
Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm chương 3 hình học 11 quan hệ vuông góc dưới dạng file wordđể các thầy cô tiện biên tập và giảng dạy. Trong thư mục này gồm 16 file word nhỏ. Các câu hỏi được phân loại theo 4 mức độ nhận thức.
Trong mỗi file gồm các câu hỏi trắc nghiệm đã kèm đáp án và lời giải chi tiết. Các câu hỏi đều thuộc chương 3 về các nội dung: Vecto trong không gian; hai đường thẳng vuông góc; đường thẳng vuông góc mặt phẳng; hai mặt phẳng vuông góc.
Các nội dung quan trọng: góc trong không gian; khoảng cách trong không gian cũng có nhiều câu trắc nghiệm đề cập.
Thầy cô tải file word ở đây (thư mục): DOWNLOAD.
Xem thêm:File word Trắc nghiệm Đạo hàm lớp 11 / File word Trắc nghiệm Giới hạn 11
Trong mỗi file gồm các câu hỏi trắc nghiệm đã kèm đáp án và lời giải chi tiết. Các câu hỏi đều thuộc chương 3 về các nội dung: Vecto trong không gian; hai đường thẳng vuông góc; đường thẳng vuông góc mặt phẳng; hai mặt phẳng vuông góc.
Các nội dung quan trọng: góc trong không gian; khoảng cách trong không gian cũng có nhiều câu trắc nghiệm đề cập.
Thầy cô tải file word ở đây (thư mục): DOWNLOAD.
TheoDuy Chiến. Người đăng: Sơn Phan.
Xem thêm:File word Trắc nghiệm Đạo hàm lớp 11 / File word Trắc nghiệm Giới hạn 11
↧
File word Trắc nghiệm chương Giới hạn (ĐS & GT 11) có lời giải
Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm chương 4 đại số và giải tích lớp 11 - Giới hạn - dưới dạng file word. Các câu hỏi được chia theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vân dung, vận dụng cao. Tất cả đều có đáp án kèm lời giải chi tiết.
Các câu hỏi trắc nghiệm phần giới hạn lớp 11 môn đại số và giải tích, gồm 15 file word theo mức độ nhận thức 1, 2, 3, 4.
Thầy cô giáo Toán THPT và học sinh lớp 11 tải file word ở đây: Download.
Xem thêm:File word Trắc nghiệm Đạo hàm 11 / File word Trắc nghiệm Chương 3 hình học 11
Các câu hỏi trắc nghiệm phần giới hạn lớp 11 môn đại số và giải tích, gồm 15 file word theo mức độ nhận thức 1, 2, 3, 4.
Thầy cô giáo Toán THPT và học sinh lớp 11 tải file word ở đây: Download.
TheoNguyễn Duy Chiến. Người đăng: Sơn Phan.
Xem thêm:File word Trắc nghiệm Đạo hàm 11 / File word Trắc nghiệm Chương 3 hình học 11
↧
File word trắc nghiệm chương Đạo hàm lớp 11 (Chương 5 - GT 11) có lời giải
Bài này giới thiệu tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm chương 5 đạo hàm toán đại số và giải tích lớp 11 file word (.doc). Các câu hỏi đều có đáp án (gạch chân) và lời giải chi tiết ngay phía dưới. Rất tiện lợi để thầy cô biên tập trên Microsoft Word.
Cả thư mục "Đạo hàm" gồm 14 file word. Các câu hỏi trắc nghiệm được phân loại theo 4 mức độ nhận thức quen thuộc: nhận biết (mức độ 1); thông hiểu (mức độ 2); vận dụng thấp (mức độ 3), vận dụng cao (mức độ 4). Nội dung phủ khắp các bài học ở chương 5 toán đại số lớp 11.
Thầy cô và học sinh lớp 11 tải file wordở đây: DOWNLOAD.
Xem thêm:File word trắc nghiệm Giới hạn lớp 11 / File word trắc nghiệm Hình 11 chương 3.
Cả thư mục "Đạo hàm" gồm 14 file word. Các câu hỏi trắc nghiệm được phân loại theo 4 mức độ nhận thức quen thuộc: nhận biết (mức độ 1); thông hiểu (mức độ 2); vận dụng thấp (mức độ 3), vận dụng cao (mức độ 4). Nội dung phủ khắp các bài học ở chương 5 toán đại số lớp 11.
Thầy cô và học sinh lớp 11 tải file wordở đây: DOWNLOAD.
TheoDuy Chiến. Người đăng: Sơn Phan.
Xem thêm:File word trắc nghiệm Giới hạn lớp 11 / File word trắc nghiệm Hình 11 chương 3.
↧